Saturday, 20/04/2024 - 17:34|
Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018)
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính phủ trình Quốc hội lùi thời gian triển khai chương trình phổ thông mới

Theo Chính phủ, khi còn nhiều bất cập, nếu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2018-2019 sẽ khó yên tâm chất lượng.

Chiều 2/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng sẽ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nghị quyết số 88 nêu rõ từ năm học 2018-2019 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp. Lộ trình là năm học 2018-2019 áp dụng với lớp 1, 6 10. Năm học 2019-2020 thực hiện với lớp 2, 7 và 11; năm học 2020-2021 với lớp 3, 8 và 12; năm học 2021-2022 lớp 4 và lớp 9. Lớp 5 dùng sách mới từ năm học 2022-2023.

Tuy nhiên, căn cứ tình hình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc chuẩn bị về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép lùi thời gian áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm một năm, ở cấp THCS 2 năm và ở cấp THPT 3 năm.

Cụ thể, năm học 2019-2020 thực hiện chương trình mới với lớp 1; năm học 2020-2021 áp dụng với lớp 2 và 6; năm học 2021-2022 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2022-2023 với lớp 4, 8 và 11; năm học 2023-2024 với lớp 5, 9 và 12.

"Việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn bám sát yêu cầu của Nghị quyết số 88 là triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học và sau 5 năm thì tất cả lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới", Chính phủ khẳng định.

chinh-phu-trinh-quoc-hoi-lui-thoi-gian-trien-khai-chuong-trinh-pho-thong-moi

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: QH

Không phát sinh kinh phí

Theo Chính phủ, phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục và sách giáo khoa mới; tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới. Giáo viên dạy các môn học mới chưa có trong chương trình hiện hành cũng sẽ được đào tạo. 

Ngoài ra, lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo phương một năm sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa, thực hiện tốt chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

"Kinh phí xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả lớp trên cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm", Chính phủ khẳng định.

Bên cạnh đó, phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; ưu tiên ngân sách địa phương và huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. 

Hoàng Thùy


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 10
Hôm qua : 9
Tháng 04 : 48
Năm 2024 : 1.487